Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Bạn đã biết cách chăm sóc răng miệng cho bé yêu

Ai cũng luôn mong muốn bé yêu của mình có được hàm răng chắc khỏe, trắng bóng và biết cách tự vệ sinh răng miệng.

Trong khi đó, cuộc sống bộn bề khiến chúng ta có ít thời gian dành cho bé yêu, đôi khi chưa quan tâm và chăm sóc đúng mức răng miệng cho bé.


Bệnh răng miệng- Bạn có biết?

80% vi khuẩn gây bệnh răng miệng không nằm trên răng, bàn chải đánh răng thường không thể làm sạch được những vùng khó tiếp cận trong khoang miệng.

Mặt khác, trẻ nhỏ thường chưa biết chải răng đúng cách, các bé hay ăn quà vặt, bánh kẹo, uống sữa hàng ngày (dễ tạo mảng bám), môi trường sống ô nhiễm,… sẽ dẫn tới sâu răng, mủn răng và các bệnh răng miệng, họng. Hầu hết các bậc cha mẹ lại chưa có thói quen kiểm tra tình trạng răng miệng của con; chỉ đến khi bé bị viêm lợi nặng, đau răng, chảy máu chân răng, sâu răng chúng ta mới đưa con đến Nha sỹ.

Chớ coi thường các biểu hiện lạ về răng miệng ở trẻ !!

Trẻ thường bị sâu răng, đốm màu sậm như cà phê gây đau nhức, khó nhai, sốt ; viêm lợi, đỏ và sưng tấy, dễ chảy máu chân răng, hôi miệng… lâu dần có thể dẫn tới các biến chứng như: Viêm tủy răng, hoại tử, áp xe răng gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ, chi phí điều trị bệnh răng miệng thường rất cao, khiến các bậc cha mẹ không ít lo lắng.

Cần làm gì để chăm sóc răng miệng cho trẻ?

Nhắc nhở bé hiểu được lợi ích, tầm quan trọng của ý thức bảo vệ sức khỏe răng miệng ngay từ sớm, giữ gìn vệ sinh ăn uống, hạn chế dùng đồ ngọt, đồ nóng, lạnh và nên kiểm tra định kỳ tình trạng răng miệng cho bé. Ngoài việc hướng dẫn trẻ đánh răng hàng ngày, các bậc cha mẹ nên kết hợp sử dụng nước súc miệng cho bé vì dung dịch nước súc miệng có thể vào sâu tận các khe răng, các vùng mà bàn chải đánh răng khó tiếp cận, giúp cuốn trôi mảng bám, làm sạch răng miệng hiệu quả!

Nước súc miệng nào an toàn cho bé?

Vấn đề an toàn luôn được ưu tiên hàng đầu đối với các sản phẩm chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ.

Nước muối chứa Natri chlorid có tác dụng sát khuẩn chống viêm tốt, an toàn, được sử dụng khá phổ biến để phòng ngừa một số bệnh răng miệng; nhưng chưa đủ để chăm sóc răng miệng toàn diện cho trẻ nhỏ.

Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc răng miệng cho trẻ, công ty Traphaco – thương hiệu dược phẩm hàng đầu Việt Nam đã nghiên cứu, phát triển và đưa ra thị trường nước súc miệng trẻ em T-B Kid  - sự kết hợp tối ưu 3 thành phần được các Nha sỹ tin dùng: Natri chlorid - sát khuẩn, Xylitol - ngừa sâu răng, Natri fluorid – giúp răng chắc khỏe. Với nước súc miệng T-B Kid, bé dễ dàng sử dụng để làm sạch cặn bám trên răng. Đặc biệt, bé được ngăn ngừa sâu răng, mủn răng và các bệnh răng, miệng, họng.

Nước súc miệng T-B Kid được nghiên cứu và sản xuất dành riêng cho trẻ nhỏ, hương vị hấp dẫn, an toàn, không gây hại nếu bé lỡ nuốt. Các bậc cha mẹ nên tạo cho bé thói quen đánh răng kết hợp với sử dụng nước súc miệng hàng ngày để chăm sóc răng miệng hiệu quả.

Sản xuất bởi: Công ty cổ phần Traphaco, 75 Yên Ninh – Ba Đình – Hà Nội. ĐT: (04) 38430076. Website: http://www.traphaco.com.vn

Nước súc miệng trẻ em T-B Kid hiện có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.


Hẹp bao qui đầu

Xử trí khi trẻ bị nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Muốn xử trí tốt hiện tượng này trước hết phải tìm rõ nguyên nhân của nó.

Nôn: hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đưa hết ra ngoài do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co bóp của cơ hoành và thành bụng.

Trớ: hiện tượng một lượng thức ăn bị trào ra khỏi miệng ngay sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn. Đây là hiện tượng sinh lý trong vòng 6 tháng đầu không cần phải điều trị.

Các nguyên nhân

Nôn là triệu chứng của một số bệnh:

Ngoài triệu chứng nôn trẻ còn có các triệu chứng khác đặc trưng của từng bệnh, đây là những trường hợp nôn đột xuất không phải thường xuyên.

- Nôn trong một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ngoài triệu chứng nôn trẻ thường kèm theo: sốt, ho, khó thở.

- Nôn trong ỉa chảy cấp: ngoài nôn trẻ kèm theo tiêu chảy, mất nước.

- Nôn trong các bệnh não màng não, viêm màng não mủ, u não, áp xe não: ngoài nôn trẻ kèm theo các triệu chứng: co giật, sốt, hôn mê, thóp phồng (trẻ dưới 12 tháng).

- Nôn trong ngộ độc thức ăn: trẻ kèm theo đi ỉa, đau bụng, dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

- Nôn trong các bệnh ngoại khoa: tắc ruột, lồng ruột: ngoài dấu hiệu nôn trẻ kèm theo cơn khóc thét do đau bụng, bụng chướng, bí trung, đại tiện, hoặc đi ngoài ra máu trong lồng ruột.

- Nôn do hẹp ruột bẩm sinh, phì đại môn vị hẹp thực quản: Nôn xuất hiện sớm trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh, hầu như bữa nào cũng nôn, nôn ngay sau khi ăn hoặc 1 vài giờ, cần được phát hiện sớm để điều trị bằng phẫu thuật.

Nôn thường xuyên:

Ngoài triệu chứng nôn trẻ không có các triệu chứng khác kèm theo thường do các nguyên nhân sau:

Sai lầm về ăn uống: Ăn quá nhiều, quá no; do trẻ nuốt quá nhiều không khí khi ngậm vú giả hoặc bú bình không nghiêng cho sữa ngập cổ bì; ăn xong đặt trẻ nằm ngay; do quấn tã bụng quá chặt; do rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn co bóp dạ dày.

Xử trí khi trẻ bị nôn

Nếu trẻ nôn đột xuất và kèm theo các triệu chứng khác của từng bệnh thì phải đưa ngay trẻ đi bệnh viện.

Nôn do sai lầm ăn uống:

- Không ép trẻ ăn quá no.

- Khi bú chai: cầm nghiêng chai sữa 450 cho sữa ngập hết cổ chai sữa.

- Không cho trẻ ngậm đầu vú giả.

Nôn do rối loạn thần kinh thực vật:

- Sau khi ăn bế vác trẻ đứng thẳng 10 - 15 phút.

- Không quấn rốn quá chặt.

Dùng thuốc ức chế co thắt dạ dày:

- Cồn Benando: 1 - 3 giọt/ngày.

- Atropin dung dịch 1/1000: 2 giọt trước khi ăn.

- Gacdenan: 0,01g x 4 lần/ngày.

Cần theo dõi trọng lượng của trẻ nếu không tăng cân hoặc sụt cân cần đưa khám bác sĩ để kiểm tra lại chẩn đoán.

 ThS.BS. LÊ THỊ HẢI

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Chứng tiêu chảy ở trẻ em

Phòng bệnh lỵ ở trẻ em

(suckhoedoisong.vn) - Lỵ là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây tổn thương ruột già và đoạn cuối ruột non. Khác với người lớn, lỵ ở trẻ em có diễn biến cấp tính và thường rất nặng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa hè và mùa mưa lũ. Bệnh có nguy cơ lây cao ở những vùng không được dùng nguồn nước sạch và ở trẻ em do chưa có ý thức về vệ sinh.

Tác nhân gây bệnh

Do vi khuẩn shigella, có 4 chủng (Shigella dysenterias - nhóm A, S.flexneri - nhóm B, S.boydii - nhóm C, S.sonnei-nhóm D), vi khuẩn dài, hình que ngắn (nên gọi trực trùng), gram (-), không di động. Dễ nuôi trong môi trường thạch ở nhiệt độ 37 độ. Trực khuẩn lỵ có thể sống ở đất được vài tháng, ở ruồi nhặng 2 - 3 ngày, ở đồ chơi, đồ dùng, giường chiếu được vài ngày, ở sữa và chế phẩm của sữa còn có khả năng phát triển mạnh hơn.

 Rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 600.000 bệnh nhân tử vong do lỵ trực khuẩn. 2/3 số trường hợp mắc và tử vong là ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh ít gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bệnh hay gặp ở nơi đông người, vệ sinh kém: trung tâm nuôi dưỡng trẻ, trại mồ côi, vùng lũ lụt.

Lỵ dễ bị chết nếu phơi ở ánh nắng mặt trời, nếu đun sôi sẽ chết trong 10 phút. Vi khuẩn lỵ có khả năng sinh sôi và gây bệnh rất mạnh. Chỉ cần 10 - 100 trực khuẩn là có thể gây bệnh ở người.

Dễ lây lan thành dịch

Có 2 phương thức lây truyền trực tiếp và gián tiếp. Lây trực tiếp là lây từ người bị bệnh sang người lành hoặc do tay bị nhiễm khuẩn. Những người có nguy cơ lây cao như không rửa tay sau khi đi ngoài, để móng tay dài, không rửa tay trước khi ăn . Yếu tố lây nhiễm qua trung gian như đồ dùng chung, thực phẩm, nước uống (hay tắm ao hồ nhiễm trực khuẩn), ruồi nhặng...

Trực khuẩn lỵ từ miệng qua dạ dày, tại đây một số bị diệt bởi dịch vị, số còn lại qua ruột non đến ruột già bám dính vào niêm mạc, xâm nhập qua niêm mạc và gây bệnh. Tất cả mọi người đều có tính cảm nhiễm với bệnh. Trẻ em nhất là trẻ suy dinh dưỡng nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Những dấu hiệu của bệnh

Thời kỳ ủ bệnh từ 12 đến 96 giờ. Sau đó khởi phát thường đột ngột với các triệu chứng sau:

Nếu nhẹ, đau bụng từng cơn, buồn đi ngoài (lúc đầu phân lỏng về sau nhớt nhầy, mủ) 10 - 15 lần/ngày. Nặng thì có biểu hiện đau quặn bụng từng cơn, mót rặn dữ dội. Trẻ khóc từng cơn khi đi ngoài, phân lỏng, đi nhiều lần, số lượng ít, phân có nhày, có khi phân toàn máu “như nước rửa thịt” hoặc màu “máu cá”. Có khi phân nhày như mủ và rất tanh.

 Trực khuẩn lỵ Shigella.

Có sốt, nhẹ thì 38 - 39oC, nặng thì 40 - 41oC, có khi sốt cao gây co giật. Biểu hiện khác: tăng urê huyết, hạ natri và đường huyết, bất thường ở hệ thần kinh (co giật, rối loạn tri giác, tư thế bất thường...). Ít phổ biến hơn có thể gặp viêm khớp phản ứng, đau nhức toàn thân, nước tiểu có albumin. Có thể có sốc, hôn mê (đặc biệt trong thể lỵ nhiễm độc do S. shigae).

Xét nghiệm có giá trị nhất để phát hiện trực khuẩn lỵ là cấy phân để xác định căn nguyên gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Soi phân tươi tìm hồng cầu và bạch cầu trong phân, định týp huyết thanh chỉ có giá trị nghiên cứu, đặc biệt trong mùa dịch. Xét nghiệm công thức máu có bạch cầu tăng cao. Các xét nghiệm khác đánh giá mức độ rối loạn nội môi: điện giải đồ, protit, ure, creatinin, khí máu.

Cần chú ý phân biệt với các bệnh tiêu chảy ở trẻ em như tiêu chảy do virut, do nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, lỵ amip, E. coli và lồng ruột...

Phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh hằng ngày

Phát hiện sớm và điều trị triệt để là biện pháp quan trọng tránh cho bệnh lây lan thành dịch hoặc trở thành ổ chứa mầm bệnh. Để phòng lỵ ở trẻ em, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ cần được chú trọng hàng đầu như: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; cắt ngắn móng tay, không phóng uế bừa bãi; vệ sinh thức ăn, nước uống: ăn chín, uống sôi, bảo quản thức ăn tốt; cắt đường lây truyền trung gian gây bệnh (diệt ruồi, nhặng); nếu bị bệnh, cần được điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ và cần được cách ly 10 - 15 ngày.

Nếu bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch, cần báo ngay với cơ quan kiểm dịch tại địa phương.            

  BS.Nguyễn Thị Phương Anh

Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết (SXH) được xem là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người, trong đó trẻ em mắc bệnh sốt xuất huyết chiếm khoảng 70%. Trẻ em tử vong do bệnh SXH vẫn còn rất cao, nhất là những trường hợp trẻ mắc sốt xuất huyết Dengue nặng. Để cải thiện đáng kể tình trạng tử vong do bệnh SXH, việc chăm sóc đúng cách trẻ mắc bệnh SXH tại nhà cần phải được chú trọng vì cho đến thời điểm hiện nay SXH chưa có thuốc đặc trị và vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa.


Đối tượng trẻ em mắc bệnh SXH được chỉ định theo dõi và chăm sóc tại nhà

Theo báo cáo từ Cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2012 cả nước ghi nhận khoảng 23.200 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 11 trường hợp tử vong phần lớn là trẻ em.

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2009, bệnh SXH gồm 3 phân độ lâm sàng cơ bản sau đây:

Phân độ 1: sốt xuất huyết Dengue.

Phân độ 2: sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.

Phân độ 3: sốt xuất huyết Dengue nặng.

Việc xử trí và điều trị bệnh SXH tùy thuộc từng phân độ lâm sàng theo phác đồ “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí bệnh sốt xuất huyết” do Bộ Y tế ban hành ngày 16/2/2011.

Người lớn hoặc trẻ em nếu được chẩn đoán là bị sốt xuất huyết Dengue (phân độ 1), hầu hết đều được bác sĩ chỉ định theo dõi và chăm sóc tại nhà, ngoại trừ những trường hợp sau đây:

- Người mắc bệnh sốt xuất huyết là phụ nữ đang mang thai.

- Trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết là trẻ nhũ nhi (trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi).

- Sốt xuất huyết Dengue ở người cao tuổi đang mắc các bệnh mạn tính như hô hấp, tim mạch, cao huyết áp, suy tim, suyễn…

- Người mắc bệnh sốt xuất huyết sống neo đơn hoặc ở quá xa các cơ sở y tế.

Tất cả 4 nhóm đối tượng trên mặc dù chỉ bị sốt xuất huyết Dengue, bệnh nhân vẫn được khuyến cáo cho nhập viện để theo dõi vì sự an toàn cho người bệnh.

Chăm sóc đúng cách trẻ mắc SXH tại nhà                  

Chăm sóc đúng cách trẻ mắc bệnh SXH tại nhà cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau đây:

Hạ sốt đúng cách cho trẻ: cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol loại đơn chất với liều 10 - 15mg/kg cân nặng, 4 - 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật cho trẻ.

Đảm bảo việc bù nước và chế độ dinh dưỡng cho trẻ bao gồm:

- Cho trẻ uống nhiều nước: bằng nhiều loại nước uống khác nhau như nước lọc, nước sôi nguội, nước cam, nước chanh, nước dừa tươi, nước canh, nước cháo… và khuyến cáo trẻ nên uống nước oresol (nước biển khô).

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp trẻ mau lành bệnh.

- Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ.

Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh trở nặng để cho trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời: phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh SXH là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) trẻ có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời. Các dấu hiệu trở nặng của bệnh SXH cần chú ý:

- Trẻ ói mửa nhiều; đau bụng.

- Bứt rứt; quấy khóc; lừ đừ; li bì; tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi.

- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, đi tiêu phân đen.

Tuyệt đối tránh những tác động không tốt sau đây:

- Không nên cạo gió, cắt lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.

- Không tự ý cho trẻ uống thuốc aspirine hoặc ibuprofen vì có thể gây chảy máu dạ dày.

-  Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.

- Không cho trẻ SXH truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện, vì đã có nhiều trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng và kéo dài, dễ gây phù nề, suy tim nặng… khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ.

ThS.BS ĐINH THẠC

Hội chứng asperger